Gỗ cao su là gì? Ưu và nhược điểm của gỗ cao su
Gỗ cao su và gỗ thông là hai loại gỗ rất gặp và thường thấy trên thị trường nội thất. Vậy gỗ cao su có tốt và nên sử dụng gỗ cao su trong thiết kế nội thất hay không? Cùng nội thất Tân Long tìm hiểu ngay những thông tin hữu ích về loại gỗ này ở bài viết dưới đây!
Gỗ cao su là gì và ưu nhược điểm của gỗ
Rừng cây cao su |
Gỗ cao su là gì
Cây cao su là loại cây thân gỗ nhiệt đới, có đường kính trung bình, kích thước nhẹ, vân gỗ sáng màu. Gỗ cao su được trồng để lấy mủ, bắt đầu được khai thác khi cây có 9 năm tuổi và có thể kéo dài tới 30 năm. Sau 30 năm lượng mủ khai thác được sẽ ít dần, và cây có thể được khai thác để lấy gỗ.
Cây cao su có nguồn gốc ở nơi đâu vẫn là thắc mắc chung của nhiều người. Cây cao su ban đầu có nguồn gốc thuộc khu rừng mưa Amazon nhưng ngày nay thì loại cây này đã được trồng rất nhiều ở những vùng có điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, phát triển thích hợp trong nhiệt độ khoảng 22 – 30 độ C.
Riêng tại Việt Nam, lần đầu tiên loại cây này xuất hiện vào năm 1878 tại Sài Gòn do người Pháp đưa vào. Tuy nhiên, gỗ cao su không thể sống sót. Mãi đến năm 1897 loài cây này mới thực sự chính thức hiện diện, sống và sinh trưởng tốt. Và công ty cao su đầu tiên tại nước ta được thành lập có tên là Suzannah (Dầu Giây, Long Khánh, Đồng Nai) vào năm 1907. Cho đến nay, những tỉnh Đồng Nai, Tây Nguyên cũng như khu vực Đông Nam Bộ cũng trồng cây cao su.
Nhựa cây cao su dùng để sản xuất cao su |
Thông số kĩ thuật gỗ cao su
Mật độ: 560-640 (kg/m3 ở 16% MC)
Độ cứng: 4350 (N)
Tính uốn: 66 N/mm ở mức 12% MC
Mô đun đàn hồi: 9700 (N/mm ở mức 12% MC)
Gỗ cao su có an toàn, thân thiện không?
Sau sau khi được khai thác mủ từ 26 – 30 năm thì cây cho sản lượng mủ cực thấp, khi đó các chủ đồn điền phải thay thế để trồng các cây mới. Do đó cụm từ "thân thiện với môi trường" có nghĩa là gỗ được khai thác từ một nguồn tái tạo, có thể khai thác bền vững, không gây lãng phí, cải thiện hệ sinh thái rừng và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Gỗ cao su thân thiện với môi trường |
Gỗ cao su ghép thanh
Gỗ cao su ghép thanh là một loại gỗ được sản xuất bằng cách ghép các thanh gỗ cao su tự nhiên nhỏ trở thành một tấm gỗ có kích thước lớn hơn nhờ vào các loại keo chuyên dụng. Vì được ghép lại từ các thanh gỗ tự nhiên nên gỗ ghép mang vẻ đẹp bắt mắt, khả năng chống thấm và chống ẩm chịu lực tốt hơn gỗ công nghiệp. Các thanh gỗ để sản xuất gỗ ghép đều được đi qua quá trình xử lý, hấp sấy, tẩm sấy trên dây truyền hiện đại. Một số loại keo để tăng sự kết dính của gỗ là keo Urea Formaldehyde (UF), Phenol Formaldehyde (PF) hay Polyvinyl Acetate (PVAc).
Gỗ cao su ghép thanh |
Ưu điểm của gỗ cao xu
- Gỗ từ cây cao su dễ dàng gia công, bám sơn tốt.
- Gỗ cao su cung cấp độ bền tương tự như các loại gỗ cứng, cấu hình ổn định.
- Màu sắc tự nhiên đa dạng từ vàng đến nâu, vân gỗ độc đáo, thích hợp để sản xuất nhiều vật dụng nội thất.
- Thân thiện với môi trường, không thải ra chất độc hại khi cháy.
- Dễ dàng bảo quản đồ gỗ cao su, tránh để tiếp xúc với nước, thời gian sử dụng lâu dài.
- Sản phẩm gỗ cao su có bề mặt mềm mại, tạo cảm giác thoải mái khi chạm vào.
- Nội thất gỗ cao su có giá thành phù hợp.
Nhược điểm
- Gỗ cao su có độ bền không quá cao, đặc biệt nếu không được tẩm sấy có thể bị mối, mọt.
- Màu sắc của sản phẩm có thể không đồng nhất hoặc dễ nhận thấy các thanh ván ghép bằng mắt thường.
- Gỗ không thích hợp để sử dụng ngoài trời, vì mưa có thể làm trôi các hóa chất bảo vệ từ gỗ, khiến nó bị nấm và côn trùng tấn công. Độ ẩm quá cao cũng sẽ khiến gỗ bị cong vênh và hư hỏng.
Kệ tivi gỗ cao su |
Ứng dụng của gỗ trong ngành nội thất
Gỗ cao su rất ít co giãn nên nó trở thành một trong những vật liệu xây dựng ổn định để sản xuất đồ nội thất, đồ chơi và phụ kiện nhà bếp. Giống như tất cả các loại gỗ cứng, gỗ cao su có nhiều mức độ khác nhau về chất lượng. Gỗ có thể sử dụng làm kệ tivi, tủ giầy, tủ, bàn...
Bàn làm việc gỗ cao su |
Post a Comment